Kỷ niệm 93 năm thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 - 20/10/2023)

18/10/2023
Trải qua 93 năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam ngày càng xứng đáng là tổ chức đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ Việt Nam. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã giữ vững vai trò nòng cốt trong phong trào phụ nữ, không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động nhằm phát huy mọi tiềm năng, sức sáng tạo.

 

     Trải qua 93 năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam ngày càng xứng đáng là tổ chức đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ Việt Nam. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã giữ vững vai trò nòng cốt trong phong trào phụ nữ, không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động nhằm phát huy mọi tiềm năng, sức sáng tạo.

     Từ ngày 14- 31/10/1930, tại Hội Nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ nhất, bên cạnh việc thảo luận Luận cương chính trị của Đảng, Hội nghị đã thông qua Nghị quyết về Phụ nữ vận động, trong đó đề ra nhiệm vụ phải tổ chức ra các đoàn thể phụ nữ như “Phụ nữ hiệp hội”.  Đồng thời Trung ương Đảng đã đề ra điều lệ Phụ nữ Liên hiệp Hội. Với tính chất quan trọng như vậy, Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ nhất tháng 10/1930 đã đánh dấu quá trình hình thành tổ chức Hội đầu tiên của phong trào phụ nữ dưới sự lãnh đạo của Đảng.

     Ở giai đoạn 1936-1939: Ta có Phụ nữ Dân chủ, Phụ nữ Ái hữu, Phụ nữ Tân Tiến. Từ năm 1939 ta có thêm tổ chức Hội phụ nữ phản đế, nhưng lúc này ở các xứ Bắc - Trung - Nam kỳ, các tổ chức phụ nữ vẫn chưa thống nhất được thành “Đoàn thể Phụ nữ giải phóng trong toàn xứ”.

     Năm 1941, tổ chức Phụ nữ cứu quốc ra đời và hoạt động sôi nổi. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều các tổ chức phụ nữ nhỏ lẻ khác cùng hoạt động. Tuy nhiên với sự lớn mạnh của Đoàn phụ nữ Cứu quốc, các tổ chức phụ nữ đã đóng góp rất lớn vào thành công Cách mạng tháng 8/1945. Ngày 03/10/1946, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Huỳnh Thúc Kháng đã ký Nghị định cho phép thành lập Hội LHPN Việt Nam. Ngày 20/10/1946 Hội LHPN Việt Nam làm lễ ra mắt tại Quảng trường Nhà hát Lớn, Hà Nội. Tên gọi Hội LHPN Việt Nam được duy trì cho đến ngày nay.

Thực hiện nghị quyết của Đảng, Hội LHPN Việt Nam mà nòng cốt là Hội phụ nữ Cứu quốc đã có nhiều hình thức hoạt động phong phú và là lực lượng nòng cốt hăng hái tham gia vào các phong trào thi đua ái quốc “diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm” do Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động.

     Tháng 7 năm 1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết. Đế quốc Mỹ thay chân Pháp xâm chiếm miền Nam, âm mưu chia cắt lâu dài nước ta. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ ba của Đảng Lao động Việt Nam đã khẳng định: “... Phụ nữ nước ta là lực lượng quan trọng trong cách mạng. Đảng có nhiệm vụ lớn đối với sự nghiệp giải phóng phụ nữ và phát huy năng lực dồi dào của phụ nữ...” và chỉ đạo “Hội LHPN Việt Nam phải đoàn kết hơn nữa tất cả các tầng lớp phụ nữ, giáo dục và cổ vũ phụ nữ ra sức phấn đấu cho sự nghiệp cách mạng”.

     Từ sau khi hòa bình lập lại (1954), Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã chỉ đạo, vận động các tầng lớp phụ nữ ở miền Bắc tham gia khôi phục kinh tế, hoàn thành cải cách ruộng đất, tham gia cải tạo xã hội chủ nghĩa và phát triển kinh tế, văn hóa.

 

 

     Tháng 3/1965, Trung ương Hội LHPN Việt Nam phát động Phong trào “Ba đảm nhiệm” (sau đổi thành “Ba đảm đang”) với các nội dung: Đảm đang sản xuất và công tác, đảm đang gia đình, đảm đang phục vụ chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu. Phong trào “Ba đảm đang” có ý nghĩa toàn diện về tư tưởng, chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội, đã khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước nồng nàn, truyền thống lao động sáng tạo, ý chí tự cường phấn đấu vươn lên của phụ nữ miền Bắc. Phong trào đã nâng trách nhiệm, vị trí người phụ nữ lên tầm cao mới, tạo bước ngoặt lịch sử đối với sự phát triển của phụ nữ và phong trào phụ nữ. Hòa bình lập lại, hội phụ nữ Việt Nam đã có bước phát triển mới với nhiều hoạt động phong phú xây dựng nhiều phong trào như: “Ngư­ời phụ nữ mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, những nét đặc trư­ng cho tính cách của ngư­ời phụ nữ mới Xã hội chủ nghĩa đang đ­ược hình thành từng b­ước và thể hiện tập trung nhất ở những tập thể và cá nhân điển hình của các ngành, các địa phư­ơng.

 

 

    Tiếp tục thực hiện 5 chương trình trọng tâm: Chương trình giáo dục, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, trình độ và năng lực cho phụ nữ; Chương trình vận động phụ nữ nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ; hỗ trợ phụ nữ tạo việc làm, tăng thu nhập; Chương trình chăm sóc sức khoẻ phụ nữ, trẻ em, thực hiện kế hoạch hoá gia đình, nuôi dạy con tốt, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ hạnh phúc; Chương trình xây dựng tổ chức Hội vững mạnh; Cho đến nay Hội Phụ nữ Việt Nam đã trải qua 13 kỳ đại hội

    Với tinh thần “Đoàn kết - Sáng tạo - Hội nhập - Phát triển”, Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII kêu gọi toàn thể cán bộ, hội viên, phụ nữ cả nước phát huy truyền thống tốt đẹp, tinh thần tự chủ, sáng tạo, hội nhập, khát vọng vươn lên, nắm bắt cơ hội, vượt qua khó khăn, thách thức, quyết tâm xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, vì một nước Việt Nam phồn vinh, vì sự tiến bộ, hạnh phúc, bình đẳng của phụ nữ, đáp ứng thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước và hội nhập quốc tế.

THÔNG BÁO