Các chính sách mới có hiệu lực tháng 5 năm 2024
1. Tiêu chuẩn chung với chức danh công chức lãnh đạo, quản lý
Tại Nghị định 29/2024/NĐ-CP, Chính phủ quy định tiêu chuẩn áp dụng cho chức danh công chức lãnh đạo, quản lý, sẽ có hiệu lực từ 01/5/2024.
Cụ thể, tại Điều 4 Nghị định 29/2024/NĐ-CP, công chức lãnh đạo phải đáp ứng các điều kiện chung dưới đây:
- Về chính trị tư tưởng: Trung thành với lợi ích của Đảng, quốc gia và dân tộc; có lập trường, có tinh thần yêu nước, tuân thủ kỷ luật trong phát ngôn…
- Về đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật: Có phẩm chất đạo đức trong sáng, mẫu mực, lối sống trung thực, khiêm tốn, chân thành, giản dị, có trách nhiệm cao với công việc, đoàn kết, gương mẫu, tích cực ngăn chặn biểu hiện suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống cơ hội…
- Về trình độ: Tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp ngành công tác; có bằng cử nhân chính trị hoặc cao cấp chính trị hoặc cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc có giấy xác nhận tương đương trình độ cao cấp lý luận chính trị…
- Về năng lực và uy tín: Người được bổ nhiệm công chức lãnh đạo phải có tư duy đổi mới, phương pháp làm việc khoa học, có khả năng dự báo, phân tích, quy tụ và phát huy sức mạnh của tập thể, cá nhân; năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung…
- Về sức khỏe, độ tuổi, kinh nghiệm công tác: Đủ sức khỏe, đảm bảo tuổi bổ nhiệm, có thành tích, kết quả và sản phẩm cụ thể trong quá trình công tác; có kinh nghiệm thực tiễn, thời gian công tác phù hợp…
2. Giá điện điều chỉnh 3 tháng/lần từ ngày 15/5/2024
Cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định 05/2024/QĐ-TTg, có hiệu lực từ 15/5/2024.
Theo đó, căn cứ khoản 5 Điều 3 về nguyên tắc điều chỉnh giá bán điện bình quân, hằng năm, giá điện sẽ được điều chỉnh 03 tháng/lần kể từ lần điều chỉnh giá điện gần nhất.
Trong đó, nếu giá điện bình quân giảm từ 1% trở lên so với giá bán hiện hành thì được điều chỉnh giảm tương ứng. Ngược lại, nếu giá bán điện bình quân tăng từ 3% trở lên thì giá điện được phép điều chỉnh tăng.
3. Hàng loạt quy định về việc xét tặng các danh hiệu có hiệu lực trong tháng 5 năm 2024
Chính phủ mới đây đã ban hành hai Nghị định mới quy định chi tiết việc xét tặng các danh hiệu gồm: Nghị định 36/2024/NĐ-CP và Nghị định 35/2024/NĐ-CP, đều có hiệu lực trong tháng 5/2024.
Cụ thể:
- Nghị định 36/2024/NĐ-CP quy định về giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật, có hiệu lực từ 20/5/2024.
- Nghị định 35/2024/NĐ-CP về xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú sẽ có hiệu lực từ 25/5/2024.
Theo đó, quyền lợi với người được xét tặng gồm:
- Với giải thưởng về văn học, nghệ thuật: Được nhận Bằng chứng nhận của Chủ tịch nước, tiền thưởng và các quyền lợi khác. Đồng thời, tác giả cũng phải giữ gìn hiện vật được khen thưởng và tiếp tục lao động sáng tạo để có nhiều tác phẩm, công trình hơn.
- Với danh hiệu Nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú: Người được phong tặng sẽ được nhận Huy hiệu, Bằng chứng nhận của Chủ tịch nước, tiền thưởng và quyền lợi khác; có nghĩa vụ giữ gìn hiện vật được khen thưởng, tiếp tục phát huy phẩm chất đạo đức, không ngừng hoàn thiện tri thức, tài năng sư phạm, chuyên môn…
4. Hàng hóa nguy hiểm vận chuyển bằng đường bộ, đường thủy
Danh sách các hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và thủy nội địa được Chính phủ nêu tại Nghị định 34/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ 15/5/2024.
Cụ thể:
- Loại 1: Chất nổ và vật phẩm dễ nổ
- Loại 2: Khí gồm khí dễ cháy, khí độc hại…
- Loại 3: Chất lỏng dễ cháy, chất nổ lỏng khử nhạy
- Loại 4: Chất rắn dễ cháy, chất khi tiếp xúc với nước tạo ra khí dễ cháy…
- Loại 5: Chất ô xi hóa, perôxit hữu cơ
- Loại 6: Chất độc, chất gây nhiễm bệnh
- Loại 7: Chất phóng xạ
- Loại 8: Chất ăn mòn
- Loại 9: Chất và vật phẩm nguy hiểm khác
Lưu ý: Với các bao bì, thùng chứa hàng hóa nguy hiểm nhưng chưa được làm sạch bên trong và bên ngoài sau khi dỡ hết hàng hóa nguy hiểm cũng được coi là hàng hóa nguy hiểm tương ứng.
5. Từ ngày 15/5/2024 áp dụng mẫu hợp đồng xuất khẩu lao động mới.
Ngày 23/02/2024, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư 02/2024/TT-BLĐTBXH sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH ngày 15/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định chi tiết một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Theo đó được ban hành có hiệu lực từ ngày 15/5/2024.
Theo đó, nếu hợp đồng đã được ký kết và người lao động đã xuất cảnh trước ngày 15/5/2024 thì tiếp tục thực hiện cho đến khi hết hạn hợp đồng. Với hợp đồng mà người lao động chưa xuất cảnh trước ngày này mà có nội dung trái quy định của Thông tư 02 này thì phải sửa đổi, bổ sung hoặc ký kết mới.
Đồng thời, theo quy định mới, mức trần thù lao theo hợp đồng môi giới với một số ngành, nghề cụ thể nêu tại Điều 7 cũng được sửa đổi, bổ sung thành mức trần giá dịch vụ.
Cụ thể, mức trần này thực hiện theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp với cá nhân, tổ chức trung gian nhưng không quá 0,5 tháng tiền lương theo hợp đồng của người lao động cho mỗi 12 tháng làm việc.
Nếu hợp đồng lao động có thời hạn từ 36 tháng trở lên thì mức trần giá dịch vụ theo hợp đồng môi giới không quá 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồ