BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ PHÒNG CHỐNG BỆNH DẠI
Bệnh Dại lây lan như thế nào:
Khi động vật mắc bệnh Dại, cắn, cào, liếm vào người, vì rút từ nước bọt sẽ lây truyền qua niêm mạc da bị tổn thương khi:
- Chăm sóc súc, tiếp xúc động vật mắc bệnh Dại;
- Mổ thịt chó, mèo mắc bệnh Dại;
- Người làm ở phòng thí nghiệm về bệnh Dại, phòng khám khi tiếp xúc với động vật mắc Dại.
Quy định về quản lý chó, mèo nuôi để phòng bệnh Dại đối với chủ nuôi chó, mèo:
- Thực hiện đăng ký nuôi chó, mèo với UBND xã, phường.
Nuôi nhốt chó trong khuôn viên gia đình; khi đưa chó ra khỏi nhà phải được xích, rọ mõm và có người dắt để đảm bảo an toàn cho người xung quanh; đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường; Nuôi chó tập trung phải đảm bảo vệ sinh thú y, không gây ồn ào, ảnh hưởng xấu tới người xung quanh;
- Chấp hành nghiêm việc tiêm bắt buộc vắc xin phòng bệnh Dại cho chó, mèo theo quy định;
Chịu mọi chi phí trong trường hợp có chó thả rông bị bắt giữ, kể cả chỉ phí cho việc nuôi dưỡng và tiêu hủy chó. Trường hợp chó, mèo căn, cào người thì chủ vật nuôi phải bồi thường vật chất cho người bị hại theo quy định của pháp luật;
- Theo dõi vật nuôi, khi phát hiện có dấu hiệu bất thường, phải nhốt con vật đó để theo dõi và báo UBND xã, phường hoặc cơ quan Thú y nơi gần nhất, không được vận chuyển hoặc bán động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh Dại, khi động vật được xác định mắc bệnh Dại, chủ nuôi phải chấp hành tiêu hủy con vật, thực hiện vệ sinh khử trùng tiêu độc toàn bộ chuồng nuôi, dụng cụ nuôi, phương tiện vận chuyển, môi trường, thức ăn, chất thải và các vật dụng khác đã tiếp xúc với con vật mắc bệnh; xích, nhốt để theo dõi trong 14 ngày đối với động vật nghi mắc Dại, tiêm vắc xin Dại cho chó, mèo khỏe mạnh trong ổ dịch; Bồi thường theo quy định, chỉ trả kinh phí lấy mẫu, xét nghiệm mẫu bệnh Dại theo quy định
Xử lý vi phạm hành về phòng, chống bệnh Dại:
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng;
b. Không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng.
(Điều 2, Nghị định 04/2020/NĐ-CP; Điều 7, Nghị định 90/2017/NĐ-CP)
2. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Thả rông động vật nuôi trong đô thị hoặc nơi công cộng; để vật nuôi phóng uế ở nơi công cộng; chăn thả gia súc, gia cầm trong chung cư
(Điều 7, Nghị định 144/2021/NĐ-CP)
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi: để động vật nuôi gây thương tích hoặc gây thiệt hại tài sản cho tổ chức, cá nhân khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
(Điều 7, Nghị định 144/2021/NĐ-CP)
4. Trường hợp chó nuôi tấn công gây tổn hại sức khỏe cho người khác thì chủ nuôi chó sẽ phải bồi thường thiệt hại theo Bộ luật Dân sự năm 2015.
Khuyến cáo người dân
1. Không đùa nghịch, chọc phá chó, mèo.
2. Khi bị chó, mèo cắn cần:
Rửa vết thương dưới vòi nước chảy ngay lập tức với xà phòng liên tục 15 phút; nếu không có xà phòng có thể xối rửa vết thương bằng nước thông thường. Sau đó vết thương cần được rửa sạch với cồn 70% hoặc cồn lod; có thể sử dụng các chất khử trùng thông thường như rượu, cồn, xà phòng, các để rửa viết thương ngay sau khi bị cắn. Trong lúc rửa vết thương không làm dập nát thêm vết thương hoặc làm tổn thương rộng hơn.
Kịp thời đến cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn và chỉ định tiêm phòng dại; tuyệt đối không tự chữa trị hoặc nhờ thầy lang chữa trị. Thông báo với bác sĩ về tình trạng con vật cắn bạn và theo dõi con vật trong vòng 14 ngày kể từ ngày bị căn cào; trong 14 ngày theo dõi, nếu con vật có biểu hiện bất thường như ốm, chết, mất tích, bị giết... hãy đến ngay bác sĩ để tư vấn.
- Khi tiêm vắc xin phòng bệnh dại, khi bị chó mèo cắn, yêu cầu phải tuân thủ: Tiêm đủ mũi, đúng lịch, không uống rượu bia, không hút thuốc, uống thuốc ức chế miễn dịch.
Báo cáo ngay cho chính quyền, cơ quan thú y tại địa phương để có biện pháp tiêu hủy chó, mèo bị dại; cách ly theo dõi động vật nghi dại.
Mỗi chúng ta cần phát huy hơn nữa ý thức cá nhân cùng tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng và cùng cam kết thực hiện: Không nuôi chó, mèo mà không tiêm phòng dại; không nuôi chó, mèo chưa khai báo với chính quyền địa phương; không nuôi chó, mèo thả rông; không để chó, mèo cắn người; không nuôi chó gây ô nhiễm môi trường.